19 C
Hanoi
Thứ Bảy, 7/12/2024

Overthinking là gì? Có phải là bệnh không và cách khắc phục thế nào?

Overthining được biết là tình trạng lo lắng quá mức. Vậy overthinking là gì? Tình trạng này có phải là bệnh không? Cùng tham khảo chi tiết về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Overthinking là gì? Là bệnh gì và nghĩa là gì?

Overthinking là gì?

Overthinking là một thuật ngữ trong tiếng Anh, có nghĩa “suy nghĩ quá mức”. Nó diễn tả tình trạng khi bạn dành quá nhiều thời gian trong ngày để suy nghĩ về một vấn đề cụ thể nào đó, thường là các vấn đề nhỏ nhặt, thậm chí là những tình huống mà không cần phải lo lắng.

Overthinking có phải là bệnh không?

Overthinking không phải là bệnh, nó có thể là triệu chứng của vấn đề sức khỏe tâm thần. Nó thường liên quan đến triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát khi lo lắng quá mức về một số thứ gì đó.

Overthinking có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe như căng thẳng, lo lắng quá mức, khó ngủ và mất tập trung.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, overthinking có thể kết hợp với các rối loạn tâm lý khác như rối loạn lo âu hay rối loạn ám ảnh.

Đăng ký tư vấn

Hoặc

Hotline

Dấu hiệu của overthinking

Dấu hiệu của overthinking có thể khác nhau đối với mỗi người, nhưng dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà bạn thường gặp:

  • Suy nghĩ lặp đi lặp lại nhiều lần: Bạn không thể ngừng suy nghĩ về một vấn đề cụ thể và suy diễn qua lại giữa các ý tưởng, kịch bản và khả năng xảy ra.
  • Quan ngại về chi tiết nhỏ: Bạn tập trung vào các chi tiết nhỏ và không quan trọng, cảm thấy cần phải suy nghĩ về tất cả các khả năng và tình huống có thể xảy ra.
  • Khó ngủ: Ý tưởng và suy nghĩ không ngừng nghỉ có thể làm bạn gặp khó khăn trong việc thư giãn và đạt được giấc ngủ yên tĩnh.
  • Căng thẳng và lo lắng: Overthinking có thể gây ra căng thẳng, lo lắng về những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra và khả năng không thể đưa ra quyết định chính xác.
  • Mất tập trung: Việc suy nghĩ quá mức có thể làm bạn mất tập trung vào công việc, hoạt động hàng ngày và giao tiếp với người khác.
  • Cảm thấy tự ti: Overthinking có thể làm cho bạn tự đánh giá thấp bản thân, nghi ngờ khả năng của mình và lo sợ từ những lời nói của người khác.
  • Tiêu cực hóa vấn đề: Bạn có xu hướng tập trung vào các khía cạnh tiêu cực, tưởng tượng các vấn đề xấu nhất và không nhìn thấy những khía cạnh tích cực hoặc giải pháp khả thi.

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên và gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy thảo luận với một chuyên gia tâm lý để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ.

Tác hại của overthinking

Overthinking có những tác hại tiêu cực đến sức khỏe

Overthinking có những tác hại tiêu cực đáng kể cho tâm lý và sức khỏe của con người. Dưới đây là một số tác hại thường gặp của overthinking:

  • Giảm sáng tạo: Overthinking có thể làm giảm khả năng sáng tạo. Việc quá tập trung vào các suy nghĩ và phân tích chi tiết có thể làm mất đi sự tự do và linh hoạt trong tư duy, làm hạn chế sự sáng tạo và khả năng tìm ra giải pháp mới.
  • Mất niềm tin vào bản thân: Chúng có thể làm mất niềm tin vào bản thân và gây ra sự tự ti. Bạn có thể nghi ngờ khả năng và quyết định của mình, dẫn đến tự ti và lo lắng về mọi thứ.
  • Mệt mỏi và kiệt sức: Overthinking tiêu tốn năng lượng và làm tăng mức độ căng thẳng, dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức về cả thể chất và tinh thần.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Chúng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, làm mất đi niềm vui, sự thoải mái và hài lòng trong cuộc sống hàng ngày.

Cách khắc phục overthinking như thế nào?

Overthinking cách khắc phục như thế nào, dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng:

  • Nhận biết và nhận thức về overthinking: Đầu tiên, hãy nhận ra khi bạn đang bị overthinking và nhận thức về tác động tiêu cực mà nó gây ra. Việc nhận ra vấn đề là bước quan trọng để bắt đầu giải quyết nó.
  • Giới hạn thời gian suy nghĩ: Đặt một giới hạn thời gian cho việc suy nghĩ về một vấn đề cụ thể. Sau khi hết thời gian đó, cố gắng chuyển tập trung vào những hoạt động khác để giảm sự tập trung vào suy nghĩ quá mức.
  • Viết nhật ký hoặc ghi chú: Ghi lại suy nghĩ, cảm xúc của bạn trong nhật ký hoặc ghi chú, từ đó có thể giúp bạn xả hơi, giải tỏa suy nghĩ quá mức.
  • Tìm hiểu về cách quản lý stress: Học cách quản lý căng thẳng và áp dụng các kỹ thuật giảm stress như tập thể dục, ngồi thiền thư giãn và dành thời gian cho bản thân.
  • Thay đổi cách suy nghĩ: Thay đổi cách tiếp cận với suy nghĩ. Hãy tìm hiểu về việc áp dụng suy nghĩ tích cực, hướng tới giải pháp và tìm cách nhìn nhận mọi khía cạnh của vấn đề.
  • Hỗ trợ từ người thân hoặc chuyên gia: Nếu overthinking gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý. Họ có thể hỗ trợ, chỉ dẫn giúp bạn giảm overthinking.

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về overthinking là gì trong cuộc sống? Bạn cần phải loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống, hãy dành thời gian cho bản thân bằng tập thể dục, thư giãn, tránh xa những thức uống không tốt cho cơ thể nhé!

Đăng ký
nhận ưu đãi

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám