Danh mục bài viết
I/ Ăn thịt gà nhiều có tốt không?
Thịt gà là thực phẩm gia cầm phổ thông có thể chế biến thành các món ăn ngon hấp dẫn, bổ dưỡng khác nhau. Trước khi phân tích ăn thịt gà có béo không hãy cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng và công dụng của thịt gà đối với sức khỏe.
Thịt gà chứa các chất dinh dưỡng như protein, sắt, kali, vitamin B6, B12,… rất tốt cho sức khỏe
✪ Giảm khả năng bị loãng xương
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong một con gà có thịt và phần kê gà (cà gà) chứa hàm lượng canxi và kali nhiều nhất.
Hai loại khoáng chất này rất tốt cho sự phát triển của hệ thống xương khớp, đồng thời đẩy lùi quá trình loãng xương ở người lớn tuổi.
✪ Săn chắc các cơ
Trong thịt gà thành phần dinh dưỡng chiếm tỷ lệ lớn nhất là protein. Nhờ vậy, loại thực phẩm này có thể bổ sung đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, tăng cường sức khỏe. Đồng thời phát triển hệ thống cơ săn chắc hơn.
✪ Ngăn chặn các bệnh về tim mạch
Bện cạnh đó, thịt gà và tim gà là 2 nguồn cung cấp cholesterol thúc đẩy hệ tuần hoàn máu hoạt động tích cực giúp cơ tim khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, axit amin cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch như: Huyết áp, đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
✪ Tăng cương trao đổi chất
Có thể bạn chưa biết, vitamin B6 và vitamin B12 trong thịt gà có tác dụng kích quá trình chuyển hóa và trao đổi chất.
Nhờ đó, cơ thể nhanh chóng bài tiết những chất cặn bã, độc tố ra ngoài để cải thiện sức khỏe giúp cơ thể vận động tốt hơn.
✪ Tăng cường sức khỏe bà bầu
Nhiều quan niệm dân gian xưa khiến chị em luôn băn khoăn bà bầu ăn thịt gà có tốt không? Trên thực tế, khoa học đã chứng minh thịt gà là một trong những thực phẩm cần được bổ sung trong quá trình mang thai.
Bởi thịt gà cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu giúp giảm suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chứng phù nề và hỗ trợ phát triển thể chất, trí óc của thai nhi.
Đặc biệt, ít ai biết rằng gan gà là thực phẩm cung cấp sắt và vitamin A có khả năng điều trị tình trạng thiếu máu trong quá trình mang thai và chứng suy dinh dưỡng, kém ăn ở trẻ em.
Lưu ý: Tuy thịt gà nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không đồng nghĩa các bộ phận khác của gà cũng có lợi ích tương tự
Bạn cần tránh ăn các bộ phận da gà, cổ, đầu gà, lòng và mề gà để cơ thể không bị ảnh hưởng xấu.
II/ Ăn thịt gà có béo không?
Trên thực tế, để xác định bất kỳ thực phẩm nào có gây tăng cân hay giảm cân không đều dựa trên thành phần dinh dưỡng và hàm lượng calories cung cấp cho cơ thể.
Vì vậy để biết ăn thịt gà hay các món ăn chế biến từ thịt gà có mập không cần nắm rõ lượng hàm lượng calo
2.1. Thịt gà chứa bao nhiêu calo?
Theo bảng thống kế dinh dưỡng thịt gia cầm thì cứ 100g thịt gà cung cấp cho cơ thể 238kcal cùng nhiều chất dinh dưỡng khác.
Tuy nhiên, lượng calo này chỉ áp dụng cho thịt gà ở dạng tươi sống, đối với những món ăn chế biến từ thịt gà có hàm lượng calo cao hoặc thấp hơn.
Hàm lượng calories của một số món ăn phổ biến được làm từ thịt gà:
- Khô gà: 58,4kcal/100g
- Gà rán: 243kcal/1 miếng
- Thịt gà luộc: 104,5kcal/100g
- Súp gà: 36kcal
- Cánh gà: 44kcal
- Lườn gà: 41kcal
- Gà nướng: 124,5kcal/100g
- Gà rang: 118,3kcal/100g
- Xôi gà: 492kcal/100g
2.2. Ăn thịt gà có mập hay tăng cân không?
Như đã đề cập ở trên, hàm lượng calo của thịt gà được đánh giá ở mức trung bình. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thịt gà hoặc các món ăn làm từ thịt gà vào thực đơn ăn hàng ngày của mình.
Hơn nữa, thịt gà nạc có khả năng làm tăng cơ và loại bỏ chất béo dư thừa nhờ vậy cơ thể săn chắc và thon gọn hơn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trong da gà hàm lượng calo và chất béo cao hơn rất nhiều so với phần thịt.
Vì vậy, lời khuyên tốt nhất cho những ai đang trong chế độ giảm cân, chỉ nên ăn thịt gà nạc và loại bỏ da để tránh cơ thể hấp thụ chất béo gây mập, tăng cân.
Mặt khác, khi giảm cân với thịt nạc hay bất cứ bộ phận nào của gà cũng nên ăn với tần suất vừa phải. Đồng thời, giảm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn mỗi bữa để tránh bị dư thừa năng lượng, phá vỡ kế hoạch giảm cân.
Quan tâm: Chế độ 2: 3: 5 giúp giảm mỡ và giữ dáng
III/ Thực đơn giảm cân với thịt gà không lo béo
Nếu bạn đang có kế hoạch ăn kiêng giảm béo, giữ dáng thon gọn thì có thể áp dụng các thực đơn giảm cân với thịt gà dưới đây:
3.1. Thực đơn giảm cân với thịt gà trong 3 ngày
Kết hợp ăn thịt gà với các loại rau củ quả giúp giảm cân hiệu quả, tiêu hóa tốt hơn
3.2. Thực đơn giảm béo bằng thịt gà trong 5 ngày
Áp dụng thực đơn ăn gà trong 7 ngày bạn không cần lo lắng vấn đề “ăn thịt gà có béo không?”
IV/ Lưu ý khi ăn thịt gà giảm cân tại nhà
Mặc dù, thịt gà không có những yếu tố gây béo hay tăng cân nhưng khi ăn không đúng cách sẽ bị phản tác dụng. Nếu bạn muốn giữ thân hình thon gọn thì không nên bỏ lỡ một số điều dưới đây:
4.1. Thời điểm ăn gà thích lý
Theo mô hình chế độ ăn giảm cân, hàm lượng calo nạp vào cơ thể giảm dần từ bữa sáng -> bữa tối. Cụ thể, nên cung cấp đầy đủ các năng lượng, chất dinh dưỡng vào bữa sáng, trưa và giảm tối vào bữa tối.
Vì vậy, thời điểm hợp lý ăn thịt gà không lo tăng cân là vào bữa sáng, trưa nhằm đảm bảo cơ thể đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
Đặc biệt, bạn nên hạn chế tối đa việc ăn thịt gà vào buổi tối hoặc đêm muộn để tránh cơ thể hấp thụ chất béo.
4.2. Nguyên tắc cần biết ăn thịt gà giảm cân tại nhà
Một số nguyên tắc quan trọng khi ăn thịt gà giảm cân tại nhà:
- Phải nấu thật chín thịt gà, không ăn tái tránh mắc các bệnh đường ruột ảnh hưởng tới sức khỏe
- Không nên ăn thịt gà quá nhiều mỗi ngày tránh bị khó tiêu, táo bón
- Kết hợp ăn cùng các loại rau xanh, nước ép hoa quả
- Chỉ nên chế biến và ăn các món thịt gà hấp, luộc, salad không có dầu mỡ
- Tập luyện thể dục thường xuyên 35 – 40 phút/ngày
- Uống đủ nước 1,5 – 2 lít/ngày
- Kiên trì thực hiện chế độ giảm cân bằng thịt gà trong thời gian dài mới có tá dụng
V/ Trường hợp nào không thể giảm cân với thịt gà
Mặc dù, thịt gà thuộc nhóm thực phẩm trung tính nhưng ăn thịt gà có tốt không còn tùy vào từng trường hợp và sức khỏe của mỗi người.
Đối với những trường hợp dưới đây, chuyên gia khuyến cáo không nên giảm cân với loại thịt này:
- Người bị bệnh về đường tiêu hóa táo bón, khó tiêu, đầy bụng
- Trường hợp bị huyết áp cao, sỏi thận, xơ gan
- Những người bị vết thương hở, mới xăm hình
- Bị thủy đậu, sau khi mổ phẫu thuật
- Người có trọng lượng cơ thể quá lớn, nhiều mỡ thừa, mỡ tích tụ sau sinh