31 C
Hanoi
Thứ Ba, 8/10/2024

7 loại trà giúp giảm béo và làm dịu các triệu chứng hen phế quản

Vừa béo vừa hen phế quản khiến đường hô hấp có các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho và tức ngực. Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, trà thảo mộc có thể làm dịu triệu chứng bệnh. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về trà giúp giảm béo và làm dịu các triệu chứng hen phế quản.

1. Trà gừng

Loại gia vị cay này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học. Nó đem lại rất nhiều công dụng hỗ trợ sức khỏe như:

  • Giảm viêm.
  • Giảm buồn nôn.
  • Giảm lượng đường trong máu.
  • Làm dịu các triệu chứng khi người bệnh lên cơn hen.

Đối với bệnh hen, thành phần gingerols và shogaols trong gừng có công dụng hỗ trợ giảm viêm trong đường thở.

Trong một nghiên cứu với sự tham gia của 92 người mắc chứng hen phế quản, họ đã sử dụng 450mg chiết xuất gừng hoặc giả dược mỗi ngày kéo dài trong vòng 2 tháng. Có khoảng 20% người bệnh giảm triệu chứng khò khè và 52% giảm tức ngực.

Đăng ký tư vấn

Hoặc

Hotline

Cách làm trà gừng giảm cân tại nhà:

  • Gừng gọt vỏ rồi bào nhỏ.
  • Ngâm gừng trong 240ml nước sôi từ 10 đến 20 phút.
  • Lọc bỏ bã gừng rồi uống.

Người mắc hen có thể uống trà gừng nguyên chất hoặc cho thêm một chút chanh, mật ong hoặc quế.

2. Trà xanh

Trà xanh là một loại đồ uống phổ biến có nguồn gốc từ lá của cây chè. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa có khả năng hỗ trợ: 

  • Giảm cân.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và một số bệnh ung thư.
  • Làm dịu các triệu chứng hen phế quản.

Đối với chứng hen phế quản, trà xanh thiện tình trạng bệnh nhờ vào thành phần: 

  • Chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể làm giảm viêm phổi – một tác nhân điển hình gây bệnh hen.
  • Caffeine làm thư giãn đường thở của bạn trong vòng 4 tiếng đồng hồ, làm giảm tạm thời các triệu chứng hen suyễn.

Người bệnh có thể uống trà từ lá chè tươi hoặc trà túi lọc.

3. Trà đen

Giống như trà xanh, trà đen có nguồn gốc từ cây chè. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với không khí nó bị oxy hóa khiến cho lá chè chuyển sang màu nâu sẫm và làm tăng hương vị. Lá chè thường được pha trộn với nhiều thành phần khác để tạo thành trà đen. 

Tương tự như trà xanh, trà đen có chứa caffeine với công dụng giãn đường thở và cải thiện chức năng phổi để điều trị tạm thời các triệu chứng hen phế quản.  

4. Trà khuynh diệp

Trà khuynh diệp được làm từ lá của cây khuynh diệp hay còn gọi là cây bạch đàn. Lá trà chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh và các hợp chất thực vật như eucalyptol (Chất có thể giúp điều trị các triệu chứng hen suyễn)

Nghiên cứu cho thấy rằng hợp chất này có công dụng: 

  • Giảm viêm.
  • Hạn chế sản xuất dư thừa chất nhầy.
  • Mở rộng các tiểu phế quản – các đường dẫn bên trong phổi.

Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, 32 người bị hen phế quản được cho uống 600mg trà khuynh diệp mỗi ngày. 36% người dùng eucalyptol ít phải dùng thuốc kiểm soát các triệu chứng hen. 

Bên cạnh trà khuynh diệp đóng gói, người mắc hen có thể tự làm tại nhà bằng lá khuynh diệp khô. Chỉ cần ngâm lá khô trong 240ml nước sôi trong tối đa 10 phút và dùng rây lọc hoặc vải thưa để lọc bỏ lá trước khi uống.

5. Trà cam thảo

Trà cam thảo được làm từ rễ của cây cam thảo, có vị ngọt đặc trưng nhưng hơi đắng. Trong y học cổ truyền, rễ cam thảo từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, bao gồm cả bệnh hen phế quản. 

Nghiên cứu ghi nhận rằng chiết xuất từ ​​hợp chất glycyrrhizin trong cam thảo làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn, đặc biệt khi kết hợp với thuốc điều trị hen suyễn như salbutamol (albuterol. 

Tuy nhiên uống nhiều rễ cam thảo lại có thể dẫn tới những tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm. Chỉ nên uống 1 tách trà mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe được duy trì ở mức an toàn. Người bị hen phế quản nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà cam thảo nếu đang mắc các bệnh lý nền khác. 

6. Trà Mullein

Trà Mullein là một loại trà có mùi thơm đặc trưng và hương vị đậm đà được làm từ lá của cây cây thảo bản bông vàng có thể tìm thấy ở Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Nó đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước như một phương thuốc để chữa các bệnh về đường hô hấp như:

  • Viêm phế quản.
  • Tích tụ chất nhầy.
  • Hen phế quản.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trà mullein có thể giúp điều trị các triệu chứng hen suyễn như ho, thở khò khè và khó thở bằng cách giảm viêm, giãn các cơ trong đường hô hấp.

Trà Mullein được đóng thành túi trà hoặc dạng lá khô. Nếu muốn pha trà mullein với lá khô, chỉ cần cho một ít là vào 240ml nước sôi và ngâm trong 15–30 phút. Dùng rây lọc để lọc bỏ bã lá để tránh bị rát cổ họng.

7. Trà thảo mộc

Trà thảo mộc giảm cân với các nguyên liệu từ phương Tây cho đến công thức truyền thống của Trung Quốc. Bên trong trà gồm các thành phần như: 

  • Tiểu hồi.
  • Rễ cây cam thảo.
  • Lá khuynh diệp.
  • Tỳ viêm phiến (sự kết hợp giữa 11 loại thảo mộc Trung Quốc).
  • Lá bạc hà và củ gừng.

Loại trà này chứa rất nhiều thành phần có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh hen phế quản.

Một số loại trà giúp giảm béo và làm dịu các triệu chứng hen phế quản. Người bệnh cần phải sử dụng song song trà với các loại thuốc điều trị hen để kiểm soát được tình trạng bệnh.

Đăng ký
nhận ưu đãi

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám