25 C
Hanoi
Thứ Ba, 3/12/2024

Thức khuya có tác hại gì không? Vì sao thức khuya có tăng cân?

Thức khuya đang dần trở thành một thói quen phổ biến khi cuộc sống ngày càng bận rộn hơn. Tuy nhiên, thức khuya ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cơ thể bạn. Vậy thức khuya có tác hại gì? Và thức khuya có tăng không?

vì sao thức khuya gây tăng cân
Thức khuya có tác hại gì? Tại sao thức khuya gây béo phì?

Thức khuya có tác hại gì?

Thức khuya có thể gây ra 1 số tác hại đến sức khỏe của bạn, bao gồm:

  • Gây mất ngủ: Thức khuya thường dẫn đến mất ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ. Từ đó, khiến cơ thể bị mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và năng lượng cho ngày mới. 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Việc thức khuya liên tục có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh cao huyết áp, đột quỵ…
  • Rối loạn tiêu hóa: Thức khuya có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng và tiêu chảy.
  • Mất cân bằng hormone: Việc thức khuya có thể làm mất cân bằng hormone và ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp và tuyến yên, gây ra các vấn đề về cân nặng, tâm lý và sức khỏe.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc thức khuya có thể làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú, đại trực tràng và buồng trứng.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Việc thức khuya liên tục có thể gây stress và ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra tình trạng lo âu, trầm cảm và căng thẳng.

Thức khuya có tăng cân không?

Thức khuya, ngủ không đủ giấc có làm tăng cân, tăng nguy cơ béo phì. Theo các chuyên gia, đối với người trưởng thành, nếu không ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm sẽ dễ bị thừa cân, béo phì so với những người cùng tuổi ngủ sớm và đủ giấc. 

Do những người ngủ ít, ngủ không đủ giấc đã giảm mức độ leptin (chất khiến bạn cảm thấy no) và tăng mức độ ghrelin (hormone giúp kích thích cảm giác đói, thèm ăn), từ đó, cơ thể bạn tăng cân nhanh chóng.

Ngoài ra, một nghiên cứu ở trẻ em trong độ tuổi 4-5 tuổi ngủ ít vào ban đêm, cho thấy nguy cơ bị béo phì theo thời gian ở những đứa trẻ này sẽ cao hơn. 

Tại sao thức khuya gây béo phì?

Để hiểu rõ hơn về việc thức khuya gây tăng cân, béo phì, cùng tìm hiểu nguyên nhân dưới đây:

  • Giải phóng hormone căng thẳng: Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể dễ sản sinh ra hormone cortisol. Hormone này giải phóng glucose vào để hỗ trợ hoạt động của não tốt hơn. Tuy nhiên, nó gây ra tác dụng phụ là khiến cơ thể dễ bị tăng cân và béo phì theo thời gian. 
  • Kích thích cảm giác thèm ăn: Cơ thể bị thiếu ngủ sẽ sản sinh nhiều hormone ghrelin, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn những món ăn nhanh, giàu chất béo và tinh bột như đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ có nhiều chất béo. Khi tiêu thụ nhiều những món ăn này vào ban đêm, sẽ làm tăng lượng calo mà cơ thể cần, lâu dần tích tụ trong cơ thể dưới dạng mỡ thừa.
  • Cơ thể ít vận động: Khi thức khuya, bạn thường có xu hướng ít vận động hơn, không thể tiêu hao calo hiệu quả như trong ngày. Việc tiêu thụ ít calo hơn so với lượng calo nạp vào dễ dẫn đến tăng cân.

Một số mẹo để cải thiện giấc ngủ ngon hơn

mẹo giúp ngủ ngon hơn
Một số mẹo để giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn

Phần trên đã giải đáp được thắc mắc thức khuya có tác hại gì cho cơ thể. Để tránh việc thức khuya gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cách giảm cân cho người thức khuya, bạn nên rèn luyện thói quen đi ngủ sớm, đúng giờ, ngủ đủ giấc.

Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn đi ngủ đúng giờ và ngủ ngon hơn:

  • Duy trì giờ đi ngủ nhất quán: Hãy cố gắng giữ cho giấc ngủ của bạn đều đặn về giờ, khoảng thời gian bằng cách cài đặt báo thức để ngủ sớm và dậy sớm. Thời gian ngủ khuyến cáo cho người trưởng thành từ 7-9 giờ mỗi đêm.
  • Tạo không gian ngủ thoải mái: Thiết kế phòng ngủ bao gồm giường, tấm nệm thoải mái, phòng tối, yên tĩnh và nhiệt độ phòng thoáng mát sẽ giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn. 
  • Tránh sử dụng điện thoại hoặc máy tính trước khi đi ngủ: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể làm giảm sản xuất melatonin, đây là loại hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ. Hãy tránh sử dụng các thiết bị này ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Hãy cố gắng tập thể dục như đi bộ, đạp xe, tập yoga…  ít nhất 30 phút mỗi ngày, hạn chế tập luyện quá sức trước khi đi ngủ.
  • Tránh việc sử dụng thuốc và đồ uống chứa caffeine: Caffeine có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, vì vậy hãy giới hạn sử dụng caffein vào buổi chiều và tối để bạn không bị mất ngủ vào ban đêm.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ: Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, tắm nước nóng hoặc thực hiện các bài tập thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và dễ ngủ hơn.
  • Hạn chế giấc ngủ ban ngày: Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào giữa ngày, hãy hạn chế giấc ngủ ban ngày, chỉ ngủ trưa khoảng 15 – 30 phút và tránh ngủ quá muộn vào buổi chiều.

Lưu ý: Mỗi người có yêu cầu giấc ngủ khác nhau, vì vậy hãy tìm cách thích hợp nhất cho riêng mình để có giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt hơn.

Đăng ký tư vấn

Hoặc

Hotline

Câu hỏi xung quanh về thức khuya, ngủ sớm

1. Ngủ sớm có giảm cân không?

Đi ngủ sớm có tăng cân không hay giúp giảm cân là vấn đề mọi người thắc mắc. Ngủ sớm không làm bạn tăng cân, hơn nữa, ngủ sớm giúp cơ thể giảm cân mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Khi ngủ sớm cơ thể sẽ hạn chế tiêu thụ thức ăn, tạo điều kiện để cơ quan tiêu hóa, trao đổi chất và đào thải chất dư thừa ra ngoài. Từ đó, hỗ trợ giảm cân hiệu quả và ngăn ngừa sự tích tụ mỡ thừa. 

Hơn nữa, ngủ sớm và đủ giấc sẽ giảm khả năng giải phóng hormone căng thẳng, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả và nạp năng lượng cho cơ thể vào ngày mới. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời gian đi ngủ tốt nhất để cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất, đào thải chất dư thừa là từ 21 – 23 giờ. 

2. Thức khuya mà không ăn có giảm cân không?

Câu trả lời là KHÔNG, vì khi thức khuya cơ thể sản sinh nhiều hormone cortisol và tác dụng phụ của nó là gây tăng cân, béo phì. 

Hơn nữa, thức khuya sẽ kích thích cảm giác thèm ăn. Vì vậy, nếu bạn không bổ sung năng lượng cho cơ thể, sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày và sức khỏe. 

Bên cạnh đó, việc thức khuya đã làm cơ thể bỏ qua các quá trình quan trọng giúp giảm cân như trao đổi chất, tái tạo tế bào…Do đó, thức khuya mà không ăn không giúp giảm cân, mà nó còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể. 

3. Thức khuya có lùn không?

Thức khuya không gây lùn. Chiều cao của cơ thể phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và các yếu tố môi trường khác.

Thức khuya không gây ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, nhưng bạn không có giấc ngủ đủ, mệt mỏi và không duy trì lối sống lành mạnh, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chiều cao.

Vì vậy, quan trọng hơn hết là bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, đảm bảo giấc ngủ đủ, ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và chăm sóc sức khỏe đầy đủ để phát triển chiều cao của mình.

4. Thức khuya có bị ốm không?

Thức khuya dễ khiến cơ thể bị ốm, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus tấn công cơ thể.

Khi thức khuya, cơ thể không có thời gian đủ để phục hồi và tái tạo, điều này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Ngoài ra, việc thiếu ngủ và thức muộn cũng có thể làm giảm khả năng phục hồi của cơ thể sau khi mắc bệnh.

Do đó, việc thức khuya liên tục và thiếu giấc ngủ sẽ làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh. Để duy trì sức khỏe tốt, tăng khả năng miễn dịch cơ thể, bạn cần có giấc ngủ đủ, duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng, vận động thường xuyên.

Kết Luận:

Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã có đáp án cho câu hỏi thức khuya có tác hại gì và những vấn đề xung quanh. Hãy duy trì thói quen đi ngủ sớm, đúng giờ, từ đó, bạn sẽ không lo lắng về tăng cân mà có thể giúp giảm cân, duy trì vóc dáng thon gọn hiệu quả. 

Đăng ký
nhận ưu đãi

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám