Danh mục bài viết
- Mì ăn liền là gì?
- Thông tin dinh dưỡng cơ bản của các loại mì ăn liền
- Việc tiêu thụ mì ăn liền có thể liên quan đến chất lượng chế độ ăn uống kém
- Mì ăn liền có giúp bạn giảm cân?
- Bạn thích ăn mì nhưng lại vẫn muốn giữ dáng?
- Cách lựa chọn, chế biến mì ăn liền giúp bạn kiểm soát cân nặng cơ thể
- 6 loại mì tốt cho sức khỏe bạn nên ăn, theo chuyên gia dinh dưỡng
- Lời kết
Mì ăn liền là gì?
Mì ăn liền là loại mì được chế biến sẵn được bán theo ly, gói hoặc bát riêng.
Thành phần đặc trưng của nó gồm: Bột mì, dầu cọ, muối. Trong đó gói gia vị sẽ có các thành phần như: Muối,bột ngọt, hạt nêm. Sau khi được sản xuất tại nhà máy, chúng sẽ được hấp và sấy khô. Mỗi gói mì chứa một khối mì khô cùng với gói hương liệu, dầu làm gia vị. Bạn có thể nấu, ngâm trong nước nóng có pha gia vị trước khi ăn.
Thông tin dinh dưỡng cơ bản của các loại mì ăn liền
Hầu như các thương hiệu mì cho ra các sản phẩm với hương vị khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có một số chất dinh dưỡng chung nhất định:
Chúng có hàm lượng calo thấp nhưng ít chất xơ và protein
Trong 1 gói mì ăn liền chứa khoảng 1g chất xơ và 4g protein. Với hàm lượng trên, khẩu phần mì ăn liền hầu như không làm ảnh hưởng tới cảm giác no hay đói của bạn. Do vậy, mặc dù mì ăn liền có lượng calo thấp nhưng cũng không có lợi cho vòng eo của bạn.
Mì ăn liền có thể cung cấp các vi chất dinh dưỡng quan trọng
Bên cạnh hàm lượng chất xơ và protein tương đối thấp thì mì ăn liền lại chứa một số vi chất như: Mangan, sắt, folate, Vitamin B. Một số loại mì ăn liền được nhà sản xuất tăng cường các chất dinh dưỡng bổ sung.
Mì ăn liền chứa bột ngọt
Hầu hết các loại mì ăn liền đều chứa một thành phần có tên gọi là bột ngọt( MSG). Đây là loại phụ gia giúp tăng hương vị cho thực phẩm chế biến. Tuy FDA đã công nhận MSG là an toàn cho người dùng nhưng tác động tiềm ẩn của nó vẫn đang là mối tranh cãi.
Chúng có nhiều natri
Một nghiên cứu trên 3.153 người tham gia về sự liên quan của việc giảm lượng muối ăn và tình trạng huyết áp cho thấy: Đối với những người huyết áp cao, mỗi lần giảm 1000mg natri ăn vào sẽ giúp giảm 0,94 mmHg huyết áp tâm thu.
Ngoài ra việc giảm lượng natri tiêu thụ có thể giảm tới 30% nguy cơ mắc các biến cố về tim. Do vậy lượng Natri cao có tác động tiêu cực đối với những người bị huyết áp cao.
Việc tiêu thụ mì ăn liền có thể liên quan đến chất lượng chế độ ăn uống kém
Nếu bạn ăn mì thường xuyên đồng nghĩa với việc bạn đang có một chế độ ăn tổng thể kém chất lượng. So sánh khẩu phần ăn giữa người thường xuyên dùng mì ăn liền và người không dùng mì ăn liền có thể thấy:
- Những người tiêu thụ mì ăn liền tăng lượng hấp thụ một số chất dinh dưỡng chọn lọc và giảm một số chất khác như: Protein, canxi, photpho, vitamin A, vitamin C.
- Ngoài ra nhóm người này cũng tăng lượng natri và calo so với những người không sử dụng. Điều này khiến tăng nguy cơ tim mạch, bệnh tiểu đường và đột quỵ. Ngoài việc ăn mì thường xuyên cũng có liên quan tới việc giảm lượng vitamin D, bệnh béo phì, lối sống ít vận động và uống nhiều đồ uống chứa đường.
Mì ăn liền có giúp bạn giảm cân?
Qua thành phần chứa trong mì, chúng ta có thể thấy rằng, mì ăn liền không được coi là chế độ dinh dưỡng lành mạnh và có thể giảm cân. Thậm chí, lượng calo có trong mì đều đến từ carb và chất béo bão hòa dẫn đến khả năng tăng cân và tích mỡ cao.
Bạn thích ăn mì nhưng lại vẫn muốn giữ dáng?
Nếu bạn có sở thích ăn mì nhưng lo sợ không biết ăn như thế nào để giữ được vóc dáng thì đây là một số mẹo giúp bạn không tăng cân mà vẫn có thể ăn món mì yêu thích của mình:
- Tìm hiểu các thành phần có trong món mì của bạn.
- Cần nắm rõ lượng calo có trong món mì đó là bao nhiêu, hàm lượng các vi chất dinh dưỡng đa lượng như thế nào.
- Xác định lượng calo tiêu thụ trong một ngày, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để cân bằng lượng calo cần thiết
- Đảm bảo tập thể dục thường xuyên khi ăn mì ăn liền nhằm đốt cháy lượng calo dư thừa, giúp giảm cân hiệu quả.
- Đảm bảo tăng cường mức độ hoạt động khi ăn mì ăn liền để giảm nguy cơ tích trữ mỡ trong cơ thể.
Cách lựa chọn, chế biến mì ăn liền giúp bạn kiểm soát cân nặng cơ thể
- Chần, vắt mì với nước sôi trong khoảng 80 tới 100 độ, để loại bỏ dầu chiên, chất tạo màu, chất bảo quản có trong mì.
- Không sử dụng gói dầu gia vị, nó là nguy cơ khiến bạn nạp thêm lượng chất béo vào cơ thể.
- Chỉ sử dụng 1/3 gói muối. Do muối là thành phần giúp tích nước trong cơ thể. Trường hợp bạn ăn mặn có thể dẫn tới cơ thể khó chịu, nặng nề.
- Bổ sung rau xanh và một số nguồn protein tốt để tăng cường thành phần dinh dưỡng cho bữa ăn của bạn.
- Không ăn mì vào buổi tối, nó sẽ khiến bạn khó tiêu hóa, làm cản trở quá trình giảm cân
- Chọn loại mì ăn liền từ ngũ cốc nguyên hạt, làm tăng lượng chất xơ và cảm giác no.
6 loại mì tốt cho sức khỏe bạn nên ăn, theo chuyên gia dinh dưỡng
Mì ống làm từ lúa mì nguyên cám
Đây là loại mì tốt cho sức khỏe, được làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời chứa 5g chất xơ và 7g protein cho mỗi khẩu phần.
Mì ống đậu xanh
Loại mì này được làm từ đậu là chủ yếu. Loại mì này chứa tới 11 gam protein và 8 gam chất xơ trong mỗi khẩu phần cũng như cho một bữa ăn no và lành mạnh.
Mì chay
Loại mì sử dụng rau củ quả như: Bí xanh, bí spaghetti và bí nấu bơ. Đây đều là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Mì ống đậu lăng đỏ
Loại mì này không chứa gluten và cung cấp một lượng lớn chất đạm và chất xơ từ thực vật. Loại mì này được cộng thêm 15% nhu cầu sắt hàng ngày và 13 gam protein, 6 gam chất xơ mỗi khẩu phần.
Mì Soba
Loại mì này được làm từ kiều mạch – một loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ hơn các loại mì ống khác. Đây có thể coi là một lựa chọn tốt nếu bạn là người có sở thích nghiền ăn mì.
Mì ống trắng
Nó được làm bằng bột semolina và được bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất như sắt, folate và vitamin B. Trong một khẩu phần ăn, mì này cung cấp 7 gam protein và 3 gam chất xơ, lượng thành phần không quá ít bạn có thể thỉnh thoảng thêm vào thực đơn món mì yêu thích mà không ảnh hưởng tới quá trình giảm cân của mình.
Lời kết
Nguồn tổng hợp: eatingwell.com, healthline.com