Danh mục bài viết
- 1. Chế độ ăn Lowfat khuyến khích tiêu thụ các thực phẩm có hại
- 2. Chế độ ăn Lowfat không khuyến khích thực phẩm lành mạnh
- 3. Chế độ ăn Lowfat làm giảm hàm lượng Cholesterol tốt HDL
- 4. Chế độ ăn Lowfat có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim
- 5. Chế độ ăn Lowfat làm giảm hormone nội tiết tố nam
- 6. Chế độ ăn Lowfat có thể làm tăng mỡ máu
- Lời kết
Lowfat là chế độ ăn ít chất béo, hạn chế tối đa hàm lượng chất béo đưa vào trong cơ thể. Sau hơn một vài thập kỷ, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng Lowfat hầu như không có hiệu quả trong việc giảm cân. Thậm chí, Lowfat còn gây cản trở quá trình giảm cân của bạn. Dành ra vài phút để đọc các thông tin dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Chế độ ăn Lowfat khuyến khích tiêu thụ các thực phẩm có hại
Lowfat được nhiều người biết tới là một chế độ ăn kiêng ít chất béo, được truyền thông là “lành mạnh”, “tốt cho hệ tim mạch”,… Chế độ ăn này khuyến khích việc ăn những loại thực phẩm như thịt xông khói, bánh xốp, bơ đậu phộng, các sản phẩm thay thế trứng, kem, sữa chua,…
Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các loại thực phẩm chế biến sẵn này đều có chứa đường, phụ gia, muối để giúp cho hương vị thơm ngon hơn. Do đó mà hàm lượng chất béo tốt trong thực phẩm mất đi, thay vào đó là quá nhiều đường, khiến bạn càng tăng cân nhiều hơn.
Lúa mì và các loại thực phẩm chế biến từ lúa mì cũng được khuyến khích trong chế độ giảm cân Lowfat nhưng bản chất chúng là các loại thực phẩm hiến nhiều người béo hơn. Đặc biệt, lúa mì không phù hợp với người Việt Nam, chất gluten trong lúa mì có thể gây dị ứng, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
2. Chế độ ăn Lowfat không khuyến khích thực phẩm lành mạnh
Chế độ ăn kiêng Lowfat không khuyến khích ăn thịt trong khi các loại thức ăn động vật chứa rất nhiều loại chất béo tự nhiên, lành mạnh và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh chất béo bão hòa hoàn toàn vô hại, chúng chứa nhiều cholesterol không có nghĩa sẽ làm tăng cholesterol xấu trong cơ thể.
Thậm chí, chế độ ăn kiêng Lowfat cũng không khuyến khích việc nạp vào cơ thể những loại chất béo bão hòa đơn như quả bơ, dầu thực vật, dầu ô liu, dầu hướng dương,… Các nghiên cứu hiện nay đã chứng minh điều ngược lại.
3. Chế độ ăn Lowfat làm giảm hàm lượng Cholesterol tốt HDL
Nhiều nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng đã chỉ ra, việc ăn nhiều loại chất béo sẽ giúp tăng nồng độ HDL (Lipoprotein) – những Cholesterol ở trong máu. Trong khi đó, chế độ ăn Lowfat lại khuyến khích giảm hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể một cách tối đa. Về lâu dài, việc nạp quá ít chất béo sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, tăng huyết áp.
4. Chế độ ăn Lowfat có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim
Một nghiên cứu trên 48.835 phụ nữ cho biết, chế độ ăn kiêng Lowfat làm mất đi 0.4kg trọng lượng trong 7.5 năm. Chế độ ăn kiêng này không những không giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư mà còn khiến bệnh nhân có dấu hiệu tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Những người mắc bệnh tiểu đường cũng đã được thử nghiệm chế độ ăn kiêng Lowfat và không thu được kết quả lượng đường trong máu giảm mà còn có xu hướng tăng thêm. Kết quả này là một chứng minh cho tính không lành mạnh khi áp dụng chế độ ăn Lowfat.
5. Chế độ ăn Lowfat làm giảm hormone nội tiết tố nam
Nam giới có nội tiết tố chính là testosterone có vai trò sản xuất ra cholesterol trong cơ thể. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn Lowfat giúp giảm đáng kể nồng độ testosterone ở trong máu.
Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của nam giới. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra việc giảm hàm lượng chất béo ở trong cơ thể khiến cho cánh mày râu mất khối lượng cơ bắp, tăng lượng mỡ, gây trầm cảm và giảm ham muốn tình dục nên cần đặc biệt chú ý.
6. Chế độ ăn Lowfat có thể làm tăng mỡ máu
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mỡ máu tăng cao chính là nguyên nhân chính dẫn tới mắc bệnh lý về tim mạch. Nguyên nhân sâu xa của việc mỡ trong máu tăng cao là do quá trình gan chuyển hóa carbohydrate dư thừa thành chất béo. Khi cơ thể không được nạp chất béo thì carb sẽ được “vận động” để tạo ra chất béo nuôi dưỡng các bộ phận.
Lời kết
Như vậy, bạn có thể thấy chế độ ăn kiêng Lowfat trên thực tế không tốt như bạn nghĩ. Đây là một chế độ ăn đã cũ, trước đây được áp dụng rất phổ biến ở các quốc gia phương Tây. Hiện nay, còn khá ít người theo chế độ ăn kiêng này. Phần lớn, mọi người áp dụng chế độ ăn giảm thiếu chất béo xấu, tăng cường nạp thực phẩm chứa chất béo tốt.
Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể áp dụng chế độ ăn kiêng Lowfat để giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng thừa mỡ trong cơ thể một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hãy nghiên cứu kỹ 6 lý do dừng ngay chế độ ăn kiêng Lowfat áp dụng phù hợp bạn nhé. Chúc các bạn sớm sở hữu được số cân nặng như ý!