Danh mục bài viết
Trong quá trình phát triển của trẻ, cha mẹ, người chăm sóc hoặc bác sĩ chính có thể sẽ nhận thấy rằng trẻ phát triển không tốt hoặc mức tăng cân của trẻ lệch khỏi mô hình tăng trưởng dự kiến.
Khi xu hướng cân nặng giảm đi so với tiêu chuẩn, các bác sĩ có thể coi đứa trẻ là “suy dinh dưỡng” hoặc “không phát triển” về mặt lâm sàng. Hãy cùng điểm qua một số lý do có thể khiến bé 9 tháng không tăng cân nhé.
1. Tại sao bé 9 tháng không tăng cân?
Theo bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi khoa Kadakkal Radhakrishnan, xu hướng cân nặng tổng thể của con bạn thường quan trọng hơn là chỉ một lần giảm cân đột ngột. Cân nặng của trẻ cũng cần được so sánh với chiều cao để đảm bảo trẻ tăng cân cân đối so với chiều cao của trẻ.
Mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng này được vẽ bằng biểu đồ cân nặng theo chiều dài hoặc biểu đồ BMI (chỉ số khối cơ thể).
“Đôi khi trẻ mới biết đi sẽ giảm cân khi các bé trở nên năng động hơn,” Tiến sĩ Radhakrishnan lưu ý. “Cân nặng của trẻ có thể giảm so với chiều cao nhưng bé vẫn có thể tiếp tục tăng cân với tốc độ bình thường so với tuổi của mình. Tuy nhiên, nếu có sự sụt giảm đáng kể về trọng lượng trong một lần cân, thì các bé nên được đưa đến bác sĩ và cân đo lại để xác định xem liệu sự sụt giảm đó có ảnh hưởng nhiều và xử lý gì không”.
Tiến sĩ Radhakrishnan nói, có nhiều lý do khiến một đứa trẻ có thể không tăng cân mà chúng cần để duy trì sự phát triển khỏe mạnh. Bao gồm:
>>>> Xem thêm: Cách tính chỉ số BMI cho trẻ em cân bằng cân nặng https://vienthammykorea.vn/cach-tinh-chi-so-bmi-cho-nguoi-viet-nam/
1.1 Không nạp đủ calo
Trong 90% trường hợp, trẻ em không phát triển vì các bé không được tiêu thụ đủ calo. Điều này có thể xảy ra khi trẻ không thích ăn do nhiều lý do hoặc cha mẹ không hiểu con mình thực sự cần bao nhiêu calo để phát triển.
Tình trạng thiếu calo cũng có thể xảy ra với trẻ mới biết đi khỏe mạnh và thường xuyên vận động nhưng ít quan tâm đến việc ăn uống.
Còn đối với trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu, thiếu calo có thể do nguồn sữa mẹ không đủ hoặc do pha sữa không đúng cách.
1.2 Thức ăn hạn chế
Đôi khi, khi người chăm sóc cho các bé như cha hoặc mẹ gặp vấn đề về tâm lý sau sinh cũng có thể là lý do khiến họ không cho trẻ ăn đầy đủ. Hoặc người chăm sóc có thể vô tình pha sữa quá loãng khiến dinh dưỡng không đủ. Hay do điều kiện gia đình khó khăn khiến nguồn thực phẩm trở nên hạn chế hoặc thiếu hụt.
Với những trẻ lớn hơn hoặc thậm chí là thanh thiếu niên cũng có thể không ăn đủ calo vì phải vật lộn với các vấn đề về “thân hình hoàn hảo” hoặc do chứng rối loạn ăn uống.
1.3 Các vấn đề về răng miệng hoặc thần kinh
Một đứa trẻ cũng có thể không ăn uống tốt nếu chúng bị nhạy cảm về răng miệng hoặc các vấn đề về thần kinh. Những vấn đề như vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt của trẻ và có thể do các tình trạng như bại não hoặc hở hàm ếch gây ra.
1.4 Nôn, chớ
Đôi khi trẻ không thể giữ được dinh dưỡng có trong sữa công thức hoặc thức ăn do nôn hoặc chớ quá nhiều. Điều này có thể là do trào ngược axit nghiêm trọng hoặc một số vấn đề thần kinh và có thể gây ra trương lực cơ thấp và một loạt các rối loạn khác.
Hầu hết trẻ sơ sinh bị trào ngược axit có thể sẽ cải thiện và sự phát triển mà không có vấn đề gì. Nhưng trong một số trường hợp hy hữu trẻ sơ sinh bị nôn trớ quá nhiều có thể bị hẹp đường ra của dạ dày gọi là hẹp môn vị, khá nguy hiểm. Để đánh giá được tình trạng của trẻ đòi hỏi một vài đánh giá đặc biệt trong thăm khám bao gồm siêu âm bụng.
1.5 Các vấn đề về tuyến tụy
Nguyên nhân khác có thể khiến bé không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách và tăng cân là do tuyến tụy hoạt động kém. Trong trường hợp này, trẻ có thể đi ngoài ra phân lỏng, có mùi hôi và nhờn như các triệu chứng trong bệnh xơ nang.
1.6 Rối loạn tiêu hóa
Các rối loạn ảnh hưởng đến niêm mạc ruột bao gồm bệnh celiac (bệnh không dung nạp Gluten) hoặc bệnh Crohn (một dạng viêm đường ruột) cũng có thể khiến trẻ tăng cân kém. Đối với bệnh celiac, các triệu chứng của trẻ sẽ bắt đầu khi các thực phẩm có chứa gluten được thêm vào chế độ ăn.
1.7 Các vấn đề về tuyến giáp và trao đổi chất
Trong một số tình huống, trẻ có thể đốt cháy quá nhiều calo; nếu chúng có tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cân nặng không được cải thiện như dự đoán.
1.8 Tình trạng tim mạch
Các bé mắc chắng rối loạn tim dẫn đến suy tim có thể ăn không ngon; bởi cơ thể thường phải làm việc quá sức để thở.
1.9 Sự tăng trưởng bị ảnh hưởng bởi thận
Trong một số trường hợp hi hữu; suy thận hoặc các rối loạn thận khác sẽ ảnh hưởng đến tăng cân (cũng như chiều cao).
1.10 Rối loạn di truyền
Ngoài ra; một số trẻ có thể mắc một số loại rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng đến việc tăng cân. Tuy nhiên để kết luận điều này, các bé cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đánh giá.
2. Khi nào bố mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn lo lắng con mình không tăng cân như mong muốn; hoặc bạn nghi ngờ con mình đang gặp phải bất kỳ nguyên nhân nào trong số những nguyên nhân bên trên. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp của các y bác sĩ.
Biểu đồ BMI của con bạn có thể cần được theo dõi chặt chẽ; cùng với các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao thông thường.
3. Con bạn có đang phát triển bình thường không?
Khi con bạn phát triển chậm lại dần trước ngày sinh đầu tiên hãy tìm đến các bác sĩ. Bác sĩ sẽ đo cân nặng, chiều dài và kích thước vòng đầu (chu vi) của bé; kể từ khi sinh và đưa các thông số này lên biểu đồ tăng trưởng. Đây là điều xem xét đầu tiên nếu bạn có thắc mắc về sự phát triển của em bé.
Khi bạn nhìn vào biểu đồ tăng trưởng; hãy so sánh sự phát triển của bé với tốc độ tăng trưởng trước đó của chính bé; chứ không phải với sự phát triển của những bé khác. Miễn là con bạn phát triển ổn định, thì sẽ không có lý do gì để lo lắng.
Nếu bạn lo lắng về cân nặng hoặc sự phát triển của em bé; hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, bác sĩ có thể đưa ra những câu hỏi như:
- Con của bạn có bị ốm không? Một vài ngày không ăn; đặc biệt nếu kết hợp với nôn mửa hoặc tiêu chảy, có thể dẫn đến giảm cân. Cân nặng sẽ trở lại khi con bạn cảm thấy tốt hơn.
- Con của bạn có hoạt động thường xuyên không? Bò và đi thường xuyên sẽ khiến bé đốt cháy nhiều calo. Do đó, bé có thể tăng cân chậm lại; nếu bắt đầu bổ sung thêm các hạng mục này vào hoạt động hàng ngày.
- Bé có thích chơi trò chơi hay làm rơi thìa xuống sàn hơn là tập trung vào việc ăn không? Thế giới là một nơi hấp dẫn và con bạn đang học hỏi những điều mới mỗi ngày. Tuy nhiên hãy cố gắng không làm bé phân tâm trong giờ ăn nhé.
- Bạn có đăng lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với bé? Hãy chú ý nhiều hơn đến kết cấu và loại thức ăn bạn lựa chọn cho bé. Nếu con bạn không hứng thú với các loại thức ăn trẻ em đã được xay nhuyễn; hãy thử thức ăn mềm hay một số loại thực phẩm khác để thử nghiệm.
4. Nếu trẻ tăng cân quá nhanh thì sao?
Ngoài thắc mắc bé 9 tháng không tăng cân, bé không tăng cân; thì cũng có trường hợp cha mẹ thắc mắc rằng các bé tăng cân đột ngột thì có sao không? Mặc dù chỉ có rất ít các trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị thừa cân. Nhưng nếu gặp phải trường hợp này; lời khuyên từ bác sĩ (người thường xuyên theo dỡi tình trạng của bé) có thể giúp ích.
Đừng bao giờ khiến các bé bị bỏ bữa. Nhưng hãy để ý các dấu hiệu khi bé đã no. Đảm bảo lượng calo của bé đến từ đầy đủ các nguồn dinh dưỡng; như trái cây, rau và ngũ cốc tăng cường. Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn nên là nguồn nuôi dưỡng chính trong năm đầu đời của trẻ.
Hãy khuyến khích hoạt động thể chất của bé; nhưng cũng cần đảm bảo rằng con bạn có không gian an toàn để di chuyển, vận động. Hạn chế thời gian ngồi trên ghế ô tô, xe đẩy và sân chơi.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho con mình; là giúp bé được ăn uống và vận động đầy đủ. Con của bạn có cơ hội lớn lên mạnh khỏe và cân đối hơn; nếu viêc giữ gìn thói quen tốt cho sức khỏe là một phần trong lối sống của gia đình bạn. Bạn sẽ là một hình mẫu tốt để hướng con bạn phát triển theo.
Sau giai đoạn bé 9 tháng không tăng cân; nếu bạn đã tìm ra nguyên nhân và cách xử lý giúp bé phát triển ổn định trở lại. Thì trong thời gian tiếp theo; hãy học cách chấp nhận rằng sự tăng trưởng của bé sẽ chậm lại. Khi con bạn ngày càng hiếu động hơn; có khả năng quá trình tăng cân của bé sẽ bắt đầu giảm đi và bé sẽ ngày càng dài ra.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp các bậc phụ huynh tìm ra nguyên nhân; khiến bé 9 tháng không tăng cân như mong đợi; cũng như cách xử lý phù hợp nhất nhé!