19 C
Hanoi
Thứ Năm, 2/01/2025

[Hỏi – Đáp] Mụn cóc lòng bàn chân có nguy hiểm không?

Mụn cóc lòng bàn chân thực chất không nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh, nhưng làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động, di chuyển hàng ngày.
  1. Tìm hiểu chung về mụn cóc bàn chân

Mụn cóc bàn chân là bệnh da liễu khá phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và di chuyển của người bệnh. 

1.1 Mụn cóc lòng bàn chân là gì? 

Mụn cóc ở lòng bàn chân là một dạng nhiễm trùng da do virus HPV gây nên. Mụn này thường mọc phổ biến ở lòng bàn chân và có khoảng 10% ở độ tuổi thanh thiếu niên đều mắc phải. 

Mụn cóc ở lòng bàn chân là dạng nhiễm trùng da do virus HPV gây nên 
Mụn cóc ở lòng bàn chân là dạng nhiễm trùng da do virus HPV gây nên

Mụn cóc được hình thành và phát triển khi virus xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở ở bàn chân. Có tới 100 loại virus HPV tồn tại nhưng chỉ một vài trong số chúng gây ra. Các loại HPV khác có nhiều khả năng gây mụn cóc trên màng nhầy hoặc mụn cóc ở lòng bàn tay, trên mặt…. 

Tùy vào hệ thống miễn dịch của mỗi người sẽ cho phản ứng HPV khác nhau. Các chủng virus gây ra cóc ở người không phải là bệnh lây truyền vì thế sẽ không dễ lây lan khi tiếp xúc với người khác. 

Tuy nhiên, nó lại có khả năng sinh sôi và phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu ấm áp, ẩm ướt. Vì thế, có nhiều bạn dễ mắc phải mụn cóc lòng bàn chân khi đi chân đất ở một số nơi như: ao hồ, bể bơi,… 

1.2 Triệu chứng của mụn cóc 

Để biết chân có mọc mụn có không bạn có thể nhìn vào những dấu hiệu sau: 

Mụn cóc xuất hiện với cục thịt nhỏ, sần sùi dưới bàn chân
Mụn cóc xuất hiện với cục thịt nhỏ, sần sùi dưới bàn chân

  • Xuất hiện cục thịt nhỏ, sần sùi ở dưới lòng bàn chân hoặc các ngón chân, gót chân và mu bàn chân. 
  • Mụn dày, cứng và có vết chai, có ranh giới rõ ràng. 
  • Trong mỗi nốt mụn có nhiều sợi nhỏ, đầu xuất hiện những đốm đen. Đây là các mạch máu nhỏ dưới da bị vón cục dưới tác động của virus. 
  • Khi ấn vào mụn hoặc đi, đứng sẽ tạo cảm giác đau nhẹ. 

Hầu hết các trường hợp bị mụn cóc thường không quá nghiêm trọng và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu: 

  • Chảy máu hoặc đau nhức ở những nốt mụn. 
  • Mụn cóc thay đổi màu sắc
  • Mụn xuất hiện nhiều làm ảnh hưởng đến việc đi đứng và hoạt động 

2. Thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân hiệu quả 

Để điều trị mụn cóc hiệu quả có nhiều cách khác nhau, từ nguyên liệu thiên nhiên tới chữa bằng thuốc hoặc công nghệ làm đẹp cao. Dưới đây là những cách điều trị mụn cóc lòng bàn chân hiệu quả, bạn có thể tham khảo: 

2.1 Trị mụn cóc lòng bàn chân bằng mẹo tự nhiên tại nhà

Nếu mụn cóc ở bàn chân không quá lớn, bạn có thể thử một số cách trị mụn cóc bàn chân bằng nguyên liệu thiên nhiên: 

2.1.1 Trị mụn cóc bàn chân bằng tỏi 

Tỏi có khả năng chống virus làm ngăn chặn sự lây lan của mụn cóc, nhờ chứa nhiều hoạt chất allicin. Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có khả năng kháng viêm và diệt vi khuẩn tốt giúp loại bỏ mụn cóc bàn chân hiệu quả. 

Trị mụn cóc bàn chân bằng tỏi 
Trị mụn cóc bàn chân bằng tỏi

Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi tươi, giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn cóc. Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ cho bạn thấy hiệu quả rõ rệt. 

2.1.2 Trị mụn cóc bàn chân bằng dầu cây trà 

Trị mụn cóc bàn chân bằng dầu cây trà 
Trị mụn cóc bàn chân bằng dầu cây trà

Cây dầu trà có tính kháng khuẩn tự nhiên giúp điều trị mụn cơm hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một lượng dầu trà vừa đủ thoa trực tiếp lên nốt mụn. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cho bạn hiệu quả tốt nhất. 

2.1.3 Trị mụn cóc bàn chân bằng chuối xanh 

Trị mụn cóc bằng vỏ chuối xanh
Trị mụn cóc bằng vỏ chuối xanh

Chuối xanh là loại quả quen thuộc lại rẻ tiền có thể điều trị mụn cóc hiệu quả. Đây được coi là bài thuốc dân gian được các cụ thời xưa thường xuyên áp dụng. 

Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 quả chuối tiêu xanh, tách lấy vỏ. Chà vỏ chuối trực tiếp lên phần mụn sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ. Chà khoảng 5 phút cho tới khi vỏ chuối bị bào mòn. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

2.1.4 Trị mụn cóc bàn chân bằng quả sung

Quả sung được đánh giá cao là loại nguyên liệu thiên nhiên có thể đánh bay mụn cóc nhờ khả năng chống virus và ngăn ngừa oxy hóa. 

Trị mụn cóc bằng quả sung 
Trị mụn cóc bằng quả sung

Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 – 3 quả sung tươi. Bổ đôi sung ra, dùng bông để chấm mủ sung lên các nốt mụn khoảng 30 – 45 phút. Thực hiện hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

2.1.5 Trị mụn cóc bàn chân bằng giấm táo 

Giấm táo có chứa axit lactic được hình thành trong quá trình lên men tự nhiên. Khi tiếp xúc với mụn cóc, chất này sẽ làm mềm và ăn mòn chân mụn. 

Trị mụn cóc bàn chân bằng giấm táo 
Trị mụn cóc bàn chân bằng giấm táo

Bạn chỉ cần thoa trực tiếp giấm táo lên vùng mụn sẽ làm mềm mụn cóc và ngăn chặn không cho virus phát triển. Thực hiện phương pháp này hàng ngày sẽ cho bạn kết quả đáng ngờ. 

2.2 Trị mụn cóc bàn chân bằng thuốc tây 

Ngoài phương pháp tự nhiên, chị em có thể tìm tới loại thuốc bán sẵn ngoài các tiệm thuốc: 

2.2.1 Thuốc trị mụn cóc bàn chân bằng axit salicylic

Thuốc axit salicylic là một chất tiêu sừng có tác dụng làm ẩm da, loại bỏ các chất khiến tế bào khiến tế bào da dính lại với nhau giúp loại bỏ mụn cóc từng lớp một. 

Thuốc trị mụn cóc bàn chân bằng axit salicylic
Thuốc trị mụn cóc bàn chân bằng axit salicylic

Bạn chỉ cần ngâm bàn chân có mụn trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút để làm mụn mềm ra. 

Cọ nhẹ bàn chải để loại bỏ những lớp da bong ra bên trên. Thấm khô rồi lấy thuốc bôi lên. 

Đợi khi thuốc khô lại tiếp tục bô thêm lớp nữa. Lưu ý, chỉ bôi thuốc trong phạm vi bị mụn, không bôi lan ra ngoài vùng lành xung quanh. 

Thực hiện hàng ngày để nhanh chóng loại bỏ mụn cóc khỏi cơ thể. 

2.2.2 Thuốc trị mụn cóc bàn chân bằng thuốc bôi ngoài Cantharidin 

Thuốc trị mụn cóc bàn chân Cantharidin chuyên điều trị u mềm lây, chất kích thích tình dục, mụn cóc và loại bỏ các mô sẹo… Loại thuốc này có tác dụng hoại tử thượng bì và hình thành mụn cóc hiệu quả nhờ chất cantharidin. 

Thuốc trị mụn cóc bàn chân bằng thuốc bôi ngoài Cantharidin 
Thuốc trị mụn cóc bàn chân bằng thuốc bôi ngoài Cantharidin

Chất Cantharidin sẽ làm cho da dưới mụn cóc bị phồng rộp, bóc tách mụn ra khỏi da. Lúc này bạn sẽ cảm thấy hơi đau một chút, nhưng chỉ sau được nhấc bỏ phần mụn cóc ra sẽ trở lại bình thường. 

2.2.3 Thuốc trị mụn cóc bôi ngoài Tretinoin 

Tretinoin là loại thuốc thuộc nhóm da liễu có tác dụng trị mụn, mụn cóc và làm giảm, lành mụn hiệu quả. Thuốc có cơ chế hoạt động không gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của tế bào da, điều trị mụn cóc cực tốt. 

Thuốc trị mụn cóc bôi ngoài Tretinoin 
Thuốc trị mụn cóc bôi ngoài Tretinoin

  • Rửa tay thật sạch và vùng bị mụn cóc bằng chất tẩy rửa dịu nhẹ 
  • Dùng đầu ngón tay thoa một lượng thuốc nhỏ và mỏng lên da mụn. 

2.2.4 Thuốc trị mụn cóc bàn chân Podophyllin 

Podophyllin xuất xứ từ Thái Lan là dòng thuốc chuyên điều trị bệnh sùi mào gà, mụn cóc và mụn cơm. Với thành phần chính Podophyllin resin sẽ giúp bạn làm sạch nốt sùi, mụn cơm và mụn cóc hiệu quả. 

Thuốc trị mụn cóc bàn chân Podophyllin 
Thuốc trị mụn cóc bàn chân Podophyllin

  • Làm sạch mụn cóc bằng nước muối sinh lý, rồi thấm khô nước 
  • Dùng tăm bông chấm lượng vừa đủ dung dịch thuốc lên phần mụn, tránh để lây lan ra vùng da lành dễ gây bỏng rát. 
  • Để khoảng 3 – 4 giờ thì dùng nước muối sinh lý để rửa sạch lại vùng da. 
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày tùy vào tình trạng của mụn cóc. Thời gian thực hiện cách nhau 6 tiếng. 

2.3 Điều trị mụn cóc bằng laser 

Nếu các phương pháp thiên nhiên và thuốc không thể điều trị triệt để mụn cóc lòng bàn chân, thì bạn có thể áp dụng bằng công nghệ bắn tia laser. Thủ thuật này được thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám. 

Điều trị mụn cóc bằng laser 
Điều trị mụn cóc bằng laser

Dưới tác động của tia laser, chân mụn cóc sẽ bị đốt cháy sau thời gian sẽ khô lại rồi tự bong ra. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại sẹo ở bàn chân, mà chi phí cao hơn rất nhiều so với phương pháp khác. 

2.4 Liệu pháp đông lạnh trị mụn cóc lòng bàn chân 

Liệu pháp đông lạnh trị mụn cóc lòng bàn chân 
Liệu pháp đông lạnh trị mụn cóc lòng bàn chân

Phương pháp này sẽ điều trị mụn cóc bàn chân gần giống với phương pháp laser. Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng khí nitơ lỏng để đông lạnh mụn cóc. Nó khiến cho mụn cóc chuyển sang màu đen, dần tự rụng ngay sau vài ngày. Cũng tương tự như đốt laser, phương pháp đông lạnh sẽ để lại sẹo xấu trên chân. 

2.5 Trị mụn cóc bằng thuốc đốt điện 

Ở phương pháp đốt điện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê phần chân cho người bệnh. Sau đó sử dụng thiết bị điện chuyên dụng để tiêu diệt mụn cóc, phần chân mụn cóc sẽ được bác sĩ dùng kẹp gắp ra. 

 Trị mụn cóc bằng thuốc đốt điện  Trị mụn cóc bằng thuốc đốt điện 
Trị mụn cóc bằng thuốc đốt điện

Ưu điểm của phương pháp này là tiến hành nhanh chóng, đơn giản và khé rẻ. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải khoét sâu lấy phần nhân mụn cóc, điều trị bệnh này triệt để. 

Bên cạnh đó có một nhược điểm, thời gian lành thường khá lâu, bạn cần chăm sóc vết thương thật kỹ tránh gây nhiễm trùng.

2.6 Tiểu phẫu chữa mụn cóc bàn chân 

Tiểu phẫu mụn cóc được xem là biện pháp nhanh chóng giúp bạn loại bỏ mụn cóc nhẹ nhàng, tránh tình trạng bệnh lây lan, nặng hơn. 

Tiểu phẫu chữa mụn cóc bàn chân 
Tiểu phẫu chữa mụn cóc bàn chân

Tiểu phẫu mụn cóc sẽ giúp bạn lấy đi nhân mụn bên trong, chứ không tiêu diệt hoàn toàn virus gây bệnh. Phương pháp này chỉ được chỉ định cho trường hợp bị mụn dưới 2cm và nốt mụn nằm trên bề mặt da phẳng như: lòng bàn chân, hai bên cạnh của chân hoặc gót chân. 

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ, dùng dao rạch xung quanh mụn cóc và lấy nhân mụn ra. So với phương pháp đốt điện thì thời gian bình phục nhanh nhưng lại có thể để lại sẹo và mụn có thể mọc lại vị trí cũ ngay sau thời gian nếu nhân mụn bị sót. 

2.7 Điều trị mụn cóc bằng liệu pháp miễn dịch 

Nhiều trường hợp có mụn cóc kháng trị, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Khi hệ miễn dịch có khả năng phản ứng tốt hơn trước sự xâm nhập của các chất lạ. 

Bác sĩ sẽ bôi dinitrochlorobenzene hoặc tiêm kháng nguyên Candida nếu kết quả dương tính với vật liệu này. 

3. Các cách ngăn ngừa mụn cóc bàn chân 

Để phòng ngừa mụn cóc ở lòng bàn chân sẽ có nhiều cách như: 

Các cách ngăn ngừa mụn cóc bàn chân 
Các cách ngăn ngừa mụn cóc bàn chân

  • Luôn phải mang dép khi đi ra ngoài, đặc biệt nơi công cộng, phòng tắm công cộng. 
  • Rửa sạch chân thường xuyên và giữ gìn sạch sẽ, khô ráo. 
  • Tránh lấy tay sờ vào hoặc để da tiếp xúc với mụn cóc của người khác 
  • Thoa thuốc sát trùng thường xuyên nếu bàn chân có vết thương hở 
  • Không gãi hoặc tự phá mụn cóc bằng kim nhằm ngăn chặn mụn lan rộng
  • Không dùng chung tất, giày hoặc khăn tắm của người khác

Qua những thông tin trên đây, có thể thấy mụn cóc thực tế không hề nguy hiểm, tuy nhiên làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động đi lại, chạy nhảy của người bệnh. Chính vì thế, khi thấy chân có dấu hiệu mụn cóc cần tìm tới bác sĩ để được xử lý triệt để, tránh bệnh lây lan rộng hơn. 

Đăng ký
nhận ưu đãi

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám