19 C
Hanoi
Thứ Năm, 28/11/2024

Bé 6 tháng tuổi không tăng cân? Lời khuyên của chuyên gia!

Bé 6 tháng tuổi không tăng cân hay bé chậm phát triển là vấn đề đau đầu của bất cứ bậc cha mẹ nào. Vậy tình trạng này có thực sự nghiêm trọng? Bạn có nên lo lắng về con của mình? Hay cách xử lý thế nào là phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Trẻ 6 tháng phát triển như thế nào là mạnh khỏe?

Bé 6 tháng tuổi không tăng cân

Cân nặng của các bé thường tăng nhanh trong 6 tháng đầu. Trung bình, theo WHO cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp đôi so với khi sinh vào khoảng 4-5 tháng tuổi. Mặc dù vậy, mỗi bé lại có tốc độ phát triển khác nhau; dẫn đến chỉ số cân nặng khác nhau. Chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, cơ địa…Tuy nhiên để tham khảo; các bậc phụ huynh có thể dựa trên những chỉ số chung được công bố như:

  • Bé trai 6 tháng tuổi trung bình nặng khoảng 7,1 – 8,9 kg
  • Bé gái 6 tháng tuổi trung bình nặng khoảng 6,5 – 8,3 kg

Tuy nhiên không phải bé 6 tháng tuổi nào cũng nằm trong mốc cân nặng này. Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rằng không có đứa trẻ nào giống nhau; và sự phát triển của các bé cũng như vậy. Điều quan trọng là bạn phải theo dõi cân nặng của bé thường xuyên; những thay đổi trong chế độ ăn uống hay sức khỏe của bé.

Nếu trẻ 6 tháng không sinh non hoặc sinh nhẹ cân; nhưng lại không tăng cân được như trên kết hợp với các dấu hiệu bất thường; bé có thể có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng và nên bình tĩnh để có cách xử lý phù hợp. 

2. Lý do bé 6 tháng tuổi không tăng cân

Đầu tiên để tìm ra cách xử lý phù hợp; các phụ huynh cần tìm hiểu đúng nguyên nhân gây ra tình trạng bé chậm hoặc không tăng cân. Dưới đây là một số lý do phổ biến dẫn đến tình trạng này:

2.1 Gen di truyền

Trẻ sinh ra tự nhiên được nhận đầy đủ những đặc điểm di truyền từ cả bố và mẹ của mình. Những yếu tố di truyền này có ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển tự nhiên của trẻ. Chính vì vậy khi bố mẹ không thuộc khổ người lớn, hay phát triển nhanh; thì trẻ cũng sẽ có tốc độ phát triển chiều cao cân nặng tương tự.

2.2 Trẻ chưa ăn dặm, bú mẹ hoàn toàn

Bé 6 tháng tuổi không tăng cân

Sữa mẹ rất tốt cho trẻ. Chính vì vậy trong những tháng đầu đời; bé hoàn toàn chỉ cần ăn sữa mẹ để có đủ chất dinh dưỡng; mà không cần các chất bổ sung nào khác. Tuy nhiên bước sang tháng thứ 6, là thời điểm các mẹ nên tập cho bé ăn dặm.

Bởi vào thời điểm này; cơ thể bé cần nhiều dinh dưỡng hơn giai đoạn trước đó. Điều mà sữa mẹ thường không thể đáp ứng được. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo; từ 6 tháng tuổi đối với trẻ phát triển tốt; có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. 

Mặc dù vậy, nhiều bà mẹ vẫn lựa chọn chỉ cho con bú trong giai đoạn này. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng nhu cầu dinh dưỡng của bé không được đáp ứng đủ; khiến bé 6 tháng tuổi không tăng cân. 

2.3 Trẻ được cho ăn dặm quá sớm

Trái ngược với nguyên nhân bé 6 tháng tuổi không tăng cân do ăn dặm muộn; trường hợp bé được cho ăn dặm quá sớm cũng có thể dẫn đến kết quả tương tự.

Do nhiều nguyên nhân như bận rộn, thiếu sữa, hay muốn con tăng cân nhanh…; nhiều mẹ quyết định cho trẻ ăn dặm sớm từ 3-4 tháng tuổi. Trong trường hợp này; trẻ ăn bổ sung quá sớm sẽ dễ ít bú sữa mẹ; dẫn đến thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết có trong sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển. 

Bên cạnh đó, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện; trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện của tình trạng này thường là bé bị đầy bụng; đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua. Những biểu hiện này là do trẻ không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài. 

Không chỉ là nguyên nhân gây ra tình trạng bé 6 tháng tuổi không tăng cân; cho trẻ ăn dặm quá sớm còn có nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh cho trẻ. Bởi trẻ có thể không được bổ sung đủ các yếu tố miễn dịch có sẵn trong sữa mẹ.

2.4 Do một số bệnh lý

Ngoài các lý do từ chế độ ăn uống của trẻ, tình trạng bé 6 tháng tuổi không tăng cân hay tăng cân chậm còn có thể do 1 số căn bệnh gây ra. Cụ thể:

  • Bệnh lý nội khoa: Chẳng hạn như bệnh đái tháo đường ở trẻ em; bệnh tuyến tụy (viêm tụy, xơ nang tụy); bệnh gan (tăng men gan, viêm gan); cơ địa dị ứng với đạm thực vật (đạm lúa mì, đạm từ đậu nành,…); hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản hay bệnh suy giảm miễn dịch. 
  • Bé nhiễm độc: Khi ăn phải thực phẩm hay nguồn nước nhiễm độc; các loại gia vị nêm cho bé khi ăn không sạch.
  • Bé dùng thuốc có Corticoid: Hiện nay, nhiều đơn thuốc điều trị viêm hô hấp đều có mặt của corticoid dưới vai trò chống viêm và chống dị ứng. Hậu quả là trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn hấp thu.
  • Thiếu sắt, acid folic: Do chế độ ăn uống; thói quen chế biến bữa ăn không cân đối phù hợp của cha mẹ.
  • Thiếu vitamin và khoáng chất: Cụ thể trẻ thiếu vitamin nhóm B (như B1, B2, B6 và B12) dẫn đến chậm quá trình chuyển hóa thức ăn. Trẻ thiếu kẽm và selen sẽ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng. Trẻ thiếu chất xơ sẽ dễ táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn…

3. Làm gì khi bé 6 tháng tuổi không tăng cân?

Khi bố mẹ xác định đúng được đâu là nguyên nhân khiến bé 6 tháng tuổi không cân cân thì mới có thể tìm được giải pháp để giải quyết.

Tốt nhất phụ huynh nên theo dõi các chỉ số cơ thể của bé thường xuyên; ghi chép lại những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu thấy những biểu hiện bất thường nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.

Các bác sĩ sẽ thu thập lại chỉ số của trẻ và lập biểu đồ tăng trưởng riêng của bé. Nếu có bất thường hoặc chênh lệch quá lớn với chỉ số phát triển chung; bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân và giải pháp cụ thể. 

Nếu bé không tăng cân do các nguyên nhân bệnh lý chuyển hóa như: đái tháo đường trẻ em; thiểu năng khả năng tiết enzyme tiêu hóa; bệnh gan, tụy; bệnh Celiac…bé cần được điều trị chuyên nghiệp.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp do chế độ dinh dưỡng, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau:

3.1 Trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt

Trong giai đoạn phát triển này của trẻ; sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Bởi sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất; mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế cho bé. 

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn đầu đời; sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí não và nhận thức của bé. Cũng như mẹ nên cho con bú đến 12 tháng tuổi hoặc tới khi bé 24 tháng tuổi.

Tuy nhiên đến 6 tháng tuổi khi yêu cầu dinh dưỡng của bé nhiều lên. Việc bổ sung các thực phẩm ngoài cũng là điều cần thiết. 

3.2 Thực đơn ăn dặm đầy đủ cho bé 6 tháng tuổi

Bé 6 tháng tuổi không tăng cân

Bên cạnh cho con bú thì việc mẹ cho bé ăn dặm đúng cách cũng là một trong những yếu tố giúp bé 6 tháng tuổi tăng cân một cách khỏe mạnh. Nguyên tắc ăn dặm cho bé phải tuân thủ từ loãng đến đặc; từ ít đến nhiều.

Thực đơn ăn dặm cho bé trong giai đoạn 6 tháng tuổi cần có sự thay đổi linh hoạt; để vừa đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé; lại vừa giúp bé không bị ngán với các thực phẩm lặp lại quá nhiều lần.

Các mẹ nên có sự thay đổi thực đơn hàng tuần; đồng thời chú ý đến màu sắc bữa ăn để thêm thu hút bé. Sự thay đổi xen kẽ đa dạng thực phẩm cũng dưỡng chất là điều cần thiết cho bé.

3.3 Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất

Tùy vào tình trạng của bé, bác sĩ có thể khuyến cáo bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày trong một số trường hợp. Chẳng hạn như bé sinh non; bé sinh ra bị nhẹ cân; bé không ăn đa dạng thức ăn hay chỉ ăn một số loại đồ ăn nhất định…dẫn đến thiếu các vitamin và khoáng chất.

Có một số loại thức ăn phổ biến thường có trong danh sách thực phẩm bổ sung cho bé chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất nhất định; ví dụ cam rất giàu vitamin C…hay tôm đồng; lươn; hàu; sò; sữa; thịt bò; lòng đỏ trứng; cá; đậu nành; các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..) rất giàu kẽm.

Nguồn vitamin và khoáng chất đến từ thực phẩm thường dễ hấp thụ hơn các sản phẩm bổ sung. Vì thế hãy cho bé ăn các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất mà bé thiếu; trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung tương tự cho bé. 

Nuôi con ai cũng mong muốn con luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên nếu rơi vào tình trạng bé 6 tháng tuổi không tăng cân cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Một chế độ ăn uống dinh dưỡng; đầy đủ các thành phần cũng như sự chăm sóc tận tình của cha mẹ sẽ là nền tảng vững chắc nhất giúp con khôn lớn từng ngày.

Đăng ký
nhận ưu đãi

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám