21 C
Hanoi
Thứ Sáu, 22/11/2024

7 Nguyên nhân nám da mà bạn chưa biết

(WKPN) – Nám da là “nỗi khổ” chung của nhiều chị em phụ nữ khi nó ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sự tự tin trong giao tiếp. Vậy bạn đã biết nguyên nhân nám da và cách điều trị hiệu quả chưa?

Nám da
7 nguyên nhân nám da mà bạn chưa biết

m da là gì?

Nám da là một rối loạn về da liên quan đến sự thay đổi và rối loạn ở hắc sắc tố da (melanoma), gây ra các mảng hoặc đốm màu vàng, nâu, sẫm hoặc đỏ trên da. Những đốm này thường xuất hiện trên má, trán, cằm và môi trên.

Một số ít có thể xuất hiện trên da tay, nám xuất hiện trên cổ, lưng và ngực.

Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại nám da phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những loại nám da nào nhé!

  • Nám mảng: Loại nám nhẹ hơn, thường ở lớp biểu bì, có màu nhạt hơn.
  • Nám đốm (nám sâu): những đốm nám nhỏ, sẫm màu hơn nằm sâu dưới lớp trung bì của da.
  • Nám hỗn hợp: bao gồm nám mảng và nám đốm nên việc điều trị sẽ phức tạp hơn.

7 Nguyên nhân nám da là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da và một số nguyên nhân phổ biến không phải ai cũng biết. Hãy tìm hiểu xem những nguyên nhân này là gì để tìm ra biện pháp hiệu quả, tránh xa những vết nám xấu xí.

1. Nám do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây ra nám da. Khi ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da, lượng melanin bất thường sẽ được sản sinh. Khiến các đốm đen hình thành và lan rộng.

Ngoài ra, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời còn có thể gây tổn thương tế bào và tổn thương cấu trúc dưới da, dẫn đến khô da, lão hóa và thậm chí là ung thư da.

2. Nám da do thay đổi nội tiết tố

Các giai đoạn như mang thai, kinh nguyệt không đều, mãn kinh… ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản sinh nội tiết tố nữ Estrogen trong cơ thể. Làm rối loạn nội tiết tố và thúc đẩy quá trình sản xuất melanin quá mức, hình thành nên các vết nám trên da.

3. Nám da do lạm dụng mỹ phẩm

Hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm được quảng cáo có tác dụng làm trắng da nhanh chóng sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, những sản phẩm này cũng có thể khiến da bị bào mòn và mất khả năng tự bảo vệ, dẫn đến các vết thâm nám và tổn thương do tác động của môi trường.

4. Nám do di truyền

Nếu ai đó trong gia đình bạn bị nám, bạn có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Theo nhiều nghiên cứu, 33-50% người bị nám da là do di truyền. Ngoài ra, những người có làn da sẫm màu có nhiều khả năng bị nám hơn những người có làn da trắng.

Quan tâm: 7 Nguyên nhân nám da mà bạn chưa biết

5. Nám da do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu, retinoid, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống loạn thần… có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng. Nám và tàn nhang sẽ xuất hiện sau thời gian dài sử dụng, đây là cơ chế tự bảo vệ của da.

4. Nám do căng thẳng mãn tính

Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nám da mà bạn cần lưu ý. Stress làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến da kém đàn hồi, khô ráp và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài từ đó dẫn đến nám da.

5. Nám da do chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe làn da. Tình trạng tăng sắc tố da có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bạn thường xuyên sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá) và các loại gia vị cay, nóng.

Chuyên gia da liễu tiết lộ cách điều trị và ngăn ngừa nám da hiệu quả

Dưới đây là một số cách trị nám an toàn và hiệu quả được các chuyên gia gợi ý mà bạn có thể áp dụng:

1. Trị nám bằng các loại kem bôi

Một số loại kem có chứa các thành phần như hydroquinone 2-4%, axit azelaic, retinoids, niacinamide, vitamin C,… giúp làm mờ vết nám. Tuy nhiên, để tránh kích ứng da, bạn cần sử dụng đúng liều lượng. Không tùy tiện sử dụng, lạm dụng nồng độ cao sẽ làm da mỏng hơn, yếu hơn và dễ bị tổn thương.

2. Phương pháp thẩm mỹ công nghệ cao trị nám

Hiện nay có nhiều công nghệ hỗ trợ điều trị nám da như laser, lột tẩy da. Cụ thể, laser là phương pháp phá vỡ các hạt sắc tố (melanin) và đào thải chúng ra ngoài bằng cách phát ra ánh sáng có bước sóng phù hợp, giúp da trở nên sáng và đều màu hơn.

Lột da hóa học là một phương pháp sử dụng các nồng độ axit khác nhau để loại bỏ các lớp da cũ chứa các đốm sắc tố và thay thế chúng bằng một lớp da mới, sáng hơn, đều màu hơn.

3. Dùng mỹ phẩm trị nám

Hiện nay, nhiều thương hiệu mỹ phẩm đã phát triển và tung ra thị trường nhiều dòng sản phẩm trị nám, làm trắng da. Tuy nhiên, bạn nên chọn sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng có nguồn gốc rõ ràng như Eucerin, Image Skincare, Obagi, Murad…

Quan tâm: Sử dụng Serum Vitamin C như thế nào để có làn da trắng hồng mịn màng sau 4 tuần?

4. Trị nám bằng thuốc

Bạn có thể điều trị nám bằng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, bao gồm: Tretinoin; hỗn hợp hydroquinone, tretinoin và corticosteroid; axit azelaic; axit kojic; vitamin C. Tuy nhiên, nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu để không gây kích ứng và tổn thương da.

5. Chế độ ăn uống bổ dưỡng

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng cũng là cách ngăn ngừa và giảm thâm nám trên da. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, E, B, C và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố gây sạm da, tăng sắc tố da.

6. Hạn chế ảnh hưởng của mặt trời

Bảo vệ da khỏi tia UV của mặt trời là một cách để giảm tăng sắc tố da. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian mật độ tia cực tím cao, kết hợp với các sản phẩm chống nắng tốt nhất có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Đặc biệt, chú ý thoa kem vào những ngày nhiều mây, không có nắng. Vì lúc này, tia UVA vẫn có thể xuyên qua các đám mây và gây hại cho da.

Tổng kết:

Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân nám da và cách điều trị hiệu quả hơn. Đừng quên, dù bạn trị nám bằng cách nào thì thoa kem chống nắng là một phần không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da của bạn! Chúc bạn sớm có làn da mịn màng không tỳ vết.

Đăng ký
nhận ưu đãi

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám